"Một bữa cơm tiêu chuẩn 16.000 đồng của anh cán bộ xã vùng cao sẽ như thế nào?ánbộxãlàmclipgiớithiệucuộcsốngvùsex viet moi nhat", "Một bữa cơm trong mơ của học sinh vùng cao sẽ như thế nào?"… Giọng nói hồn nhiên, đầy năng lượng của anh Sùng A Tủa mở đầu các clip giới thiệu cuộc sống người dân xã Phình Hồ (H.Trạm Tấu, Yên Bái) thu hút từ vài trăm ngàn đến cả triệu lượt xem.
Người con của bản làng
Anh Sùng A Tủa (32 tuổi) là một trong số ít những người ở xã được về thủ đô học đại học. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Luật Hà Nội (ngành Luật kinh tế), anh quay về quê hương và nhận thấy xã mình còn nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, cải thiện đời sống người dân nên đã tìm tòi tự học hỏi và xây dựng kênh để giới thiệu về cuộc sống người dân, những nét văn hóa và ẩm thực độc đáo ở vùng cao. Để các clip được chỉn chu, anh nhờ một người bạn hỗ trợ quay, còn lại nội dung và xử lý hậu kỳ thì anh mày mò tự làm.
Là Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN xã Phình Hồ trực tiếp làm việc với người dân và cũng là người con của bản làng, biết tiếng dân tộc, anh Sùng A Tủa không gặp nhiều khó khăn trong việc làm clip.
"Clip đăng tải, người dân cũng xem và thích thú chia sẻ cho nhau. Câu chuyện của tôi may mắn được nhiều người miền xuôi đón nhận nên tôi làm thêm các clip giới thiệu đặc sản gà đen, lợn bản, trà shan tuyết… Trong đó, clip về ẩm thực, cuộc sống là được đón nhận nồng nhiệt nhất", anh chia sẻ.
Đều đặn như vậy, những câu chuyện về bữa ăn của người vùng cao, phong tục người Mông, bữa ăn của trẻ em… được A Tủa kể lại qua những thước phim giản dị. Giọng nói luôn tràn đầy năng lượng cùng bộ trang phục dân tộc giữa đồi núi xanh mát đã thu hút người theo dõi từ khắp nơi.
"Cầu nối" yêu thương
Chính A Tủa cũng không ngờ sau khi câu chuyện về cuộc sống của các em nhỏ ở Phình Hồ "lên sóng" đã có rất nhiều người nhắn tin hỏi thăm.
"Người thì hỏi tôi cách lên đây làm thiện nguyện, hỏi các bé, bà con đang thiếu gì, để các em có một bữa ăn cải thiện thì cần hỗ trợ những gì hay mùa đông sắp tới các cháu cần gì… Cứ vậy, các đoàn tổ chức lên thăm các cháu hoặc nhờ tôi gửi chi phí qua trường để chuẩn bị quà cho các cháu", anh kể.
Trung thu vừa qua, một gia đình qua sự kết nối của A Tủa đã chi 20 triệu đồng mua bánh kẹo cho thiếu nhi ở Phình Hồ, nhiều đoàn khác cũng ghé thăm mang không khí trung thu đến các em và hỗ trợ cải thiện cơ sở vật chất ở trường học. A Tủa còn là người đưa những vị khách nước ngoài lần đầu đến Phình Hồ tìm hiểu về kiến trúc nhà của người Mông và người Thái ở nơi đây.
Những lần như vậy, nhìn nụ cười hồn nhiên của đám trẻ và cả người lớn trong xã, A Tủa lại cảm thấy hạnh phúc vì bà con đã có bữa ăn no hơn, mặc ấm hơn khi mùa đông cận kề… Vì còn khó khăn khi phát âm tiếng Việt, nhiều lần anh phải thu âm lại, tập luyện rồi điều chỉnh để có thể làm nên một clip trơn tru, người xem không cảm thấy khó chịu.
Mới đây, anh cùng một số TikToker đến từ các tỉnh khác mở livestream các mặt hàng OCOP (những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có thương hiệu, mang đặc trưng về văn hóa, lợi thế của địa phương) giúp bà con địa phương với đủ mặt hàng như khoai sọ, miến dong… Cuộc sống người dân phần nào được cải thiện.
Anh Hà Văn Thuận (35 tuổi, dân tộc Tày), người quay clip cho A Tủa và cũng có một kênh mạng xã hội riêng của mình, cho hay cả hai đã hỗ trợ nhau cùng làm kênh xây dựng, phát triển quê hương.
"Cả hai cùng mục tiêu lan tỏa những nét đặc sắc ở quê hương đi muôn nơi nên phối hợp bài bản. Tuy nhiên vì đều là người dân tộc nên chúng tôi phải vừa quay vừa mày mò công nghệ. Phình Hồ đã đón thêm nhiều khách du lịch, đó là điều hạnh phúc của chúng tôi", anh Thuận nói.