Người giữ vàng "ngợp" vì giá
Giá vàng ngày 29.12 tăng giảm liên tục với bước điều chỉnh từ 500.000 - 1,àngtrênđàlaodốtỷ lệ kèo ảo5 triệu đồng/lượng với tần suất điều chỉnh giá khá dày của các đơn vị kinh doanh vàng. Mở cửa đầu ngày, vàng miếng SJC "bốc hơi" 1,5 triệu đồng/lượng, khoảng 2 giờ sau đó giảm thêm 2 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Eximbank mua vào vàng miếng xuống 71 triệu đồng/lượng, bán ra 74 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Doji mua vàng miếng 71 triệu đồng, bán ra 75 triệu đồng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vàng miếng với giá 70,5 triệu đồng, bán ra 74 triệu đồng…
Chưa hết sốc với mức giảm không phanh thì đến trưa, giá vàng lại tăng vọt 3 triệu đồng mỗi lượng, Công ty SJC mua vào lên 74 triệu đồng, bán ra 77 triệu đồng; Tập đoàn Doji mua vào 72,5 triệu đồng, bán ra 77,5 triệu đồng… Nhưng đến khoảng 14 giờ, vàng đột ngột giảm 2 triệu đồng/lượng, các đơn vị mua vào từ 71 - 73 triệu đồng, bán ra 75 - 76 triệu đồng. Mức giá này duy trì gần như suốt chiều 29.12.
Giá vàng nhẫn cũng rời mức đỉnh 64 triệu đồng/lượng, giảm 600.000 đồng mỗi lượng so với ngày trước đó. Công ty SJC mua vào còn 62,25 triệu đồng, bán ra 63,4 triệu đồng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào 62,18 triệu đồng, bán ra 63,38 triệu đồng. Tập đoàn Doji mua vào 62,1 triệu đồng, bán ra 63,25 triệu đồng…
Giá vàng sáng 30.12: Tiếp đà lao dốc, còn 74 triệu đồng/lượng
Đáng nói, giá vàng trong nước biến động bất chấp giá thế giới dao động trong biên độ hẹp từ 2.069 - 2.075 USD/ounce trong ngày. Tính đến hôm qua, giá vàng miếng SJC cao hơn giá thế giới từ 13 - 14 triệu đồng mỗi lượng thay vì mức 18 - 19 triệu đồng/lượng trước đó, vàng nhẫn cao hơn 2,3 - 2,6 triệu đồng/lượng.
Có thể thấy, sau Công điện 1426 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương có giải pháp đối với thị trường vàng, giá vàng đã không ngừng tăng giảm mạnh liên tục. Trong vòng 2 ngày qua, giá vàng SJC đã giảm 5 - 6 triệu đồng mỗi lượng từ mức cao kỷ lục 80 triệu đồng/lượng. Thế nhưng người mua vàng, nhất là thời điểm giá 80 - 80,3 triệu đồng trong tuần này thì lỗ nặng 8 - 9 triệu đồng mỗi lượng.
Đà đi xuống của giá vàng hiện nay vẫn chưa có điểm dừng khi NHNN có thêm công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức kinh doanh kim khí quý, đá quý bao gồm các công ty kinh doanh vàng, các công ty trung gian thanh toán thực hiện một số nội dung về việc tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố. Theo công văn này, các ngân hàng, đơn vị kinh doanh vàng tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền, nhận biết khách hàng và báo cáo về Cục Phòng, chống rửa tiền (thuộc NHNN) giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 1.12 mức giao dịch lớn phải báo cáo từ 400 triệu đồng trở lên.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới, thừa nhận: Vàng hiện biến động hết sức phức tạp, ngay cả giới kinh doanh còn sợ rủi ro nên người dân hết sức cân nhắc khi mua vàng bởi giá có thể giảm sâu khi NHNN triển khai các biện pháp ổn định thị trường. "Mua vàng lúc này thì 90% khả năng sẽ lỗ trong ngắn và trung hạn. Trong trường hợp có giải pháp tăng cung cho thị trường, giá vàng miếng SJC rút ngắn khoảng cách cao hơn giá thế giới từ 3 - 5 triệu đồng/lượng thay vì 13 - 14 triệu đồng/lượng như hiện nay. Nghĩa là vàng có thể giảm khoảng 10 triệu đồng/lượng nữa", ông Trọng dự báo và cho rằng NHNN không nhất thiết phải nhập khẩu vàng nguyên liệu mà có thể mua vàng 9999 trong dân để dập vàng miếng SJC, tăng cung cho thị trường.
Biến động vàng ngày 29.12: Vàng tiếp tục rớt giá chí mạng
Cần sớm sửa Nghị định 24 về quản lý vàng
Trong Công điện 1426 của Thủ tướng Chính phủ có đề cập việc NHNN tổng kết thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP (NĐ24) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời đề xuất cấp thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, hiệu quả và bền vững, hoàn thành trong tháng 1.2024.
Ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng VN (VGTA), nhận xét NĐ24 ban hành năm 2012 đã giải quyết được những vấn đề phát sinh trong công tác chống hiện tượng vàng hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, đến nay, tuổi thọ NĐ24 là đã quá lâu nên có những điểm chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, cần có đánh giá và sửa đổi để ngành vàng có thể phát triển trong thời gian tới.
Theo ông Đinh Nho Bảng, ngoài 2 năm 2013 - 2014, NHNN thực hiện đấu thầu, đưa một lượng vàng lớn ra thị trường thì từ đó đến nay, nguồn cung vàng miếng SJC trên thị trường không còn nhiều, mới dẫn đến giá trong nước cao hơn thế giới, có lúc lên gần 20 triệu đồng/lượng. Ở đây cũng cần nói rõ chỉ có vàng miếng SJC mới cao mức giá như vậy, còn vàng nhẫn vào khoảng 2 - 3 triệu đồng/lượng. Vàng miếng SJC được xem là vàng miếng quốc gia nên người dân tập trung mua vào, tạo ra nhu cầu đối với loại vàng này. Thực tế hiện nay, người dân cũng không mặn mà nhiều đối với vàng miếng như trước. Những đợt mua vàng gần đây có thể xuất phát từ dự báo giá vàng thế giới còn tăng nữa nên nhiều người tham gia mua vào để đầu cơ chờ giá lên.
"Các nước trên thế giới không ai sản xuất và lưu thông vàng miếng như VN. Giá vàng của các nước cũng chỉ cao hơn giá thế giới vài USD, mức cao lắm từ 1 - 1,2 triệu đồng/lượng. Do đó, khi đánh giá NĐ24 cần xem xét có nên quy định lại việc sản xuất vàng miếng mà nghị định đã nêu hay không. Trước khi NĐ24 ban hành, thị trường có 7 thương hiệu vàng miếng nên có sự cạnh tranh nhau về giá; nay chỉ còn mỗi vàng miếng SJC thì coi như độc quyền trên thị trường", ông Đinh Nho Bảng đặt vấn đề.
Ngoài ra, ông Đinh Nho Bảng cho rằng cũng cần xem lại vai trò của NHNN vừa là cơ quan quản lý nhưng cũng là người tham gia, can thiệp thị trường. NHNN là đơn vị sản xuất vàng nên nếu nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất thì phải xuất ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối. Đây là điểm bất lợi của nhà điều hành vì tiêu hao nguồn ngoại tệ dự trữ. "NĐ24 cũng không đề cập đến vàng phi vật chất nhưng cần thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia để các hoạt động kinh doanh, đầu tư vàng được rõ ràng, minh bạch hơn. Đồng thời nhà nước cũng thu được thuế từ các giao dịch này", ông Bảng đề xuất.
Giá vàng sáng 29.12 tiếp tục lao dốc thê thảm, còn 74 triệu đồng/lượng
Cần khuyến khích xuất khẩu vàng nữ trang
Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan xuất khẩu mặt hàng nữ trang vàng khá tốt, có nước xuất khẩu lên đến 7 - 10 tỉ USD. VN những năm trước đây cũng có năm xuất khẩu lên hơn 2 tỉ USD. Một số đối tác trong nước cũng có chỗ đứng trên thị trường khu vực. Chưa kể trong sản phẩm xuất khẩu có 25 - 30% giá trị lao động. Đối với những sản phẩm tinh xảo hơn thì giá trị lao động ở mức cao hơn. Dù rằng NĐ24 có khuyến khích trang sức nhưng không cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu thì doanh nghiệp cũng không thể thực hiện được. Đồng thời thuế xuất nhập khẩu nữ trang cũng ở mức 1% (các nước khác 0%) nên cũng khó cạnh tranh. Đây cũng là vấn đề tồn tại của NĐ24 cần được đánh giá lại.