"Đợt thử nghiệm tên lửa hành trình Burevestnik mang được đầu đạn hạt nhân và động cơ nguyên tử đã diễn ra thành công",ênbốthửthànhcôngsiêutênlửabaykhắptoàncầdân chủ là gì Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong phiên họp tại Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ở Sochi ngày 5/10.
Đây là lần đầu tiên Nga tuyên bố thử thành công tên lửa Burevestnik kể từ khi ra mắt loại vũ khí này năm 2018 và trải qua nhiều đợt phóng thất bại. Ông Putin cho hay nhờ trang bị động cơ nguyên tử, tên lửa Burevestnik có "tầm bay khắp toàn cầu".
Ông chủ Điện Kremlin cũng thông báo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat sẽ sớm được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. "Chúng ta đã hoàn tất quá trình phát triển tên lửa hạng nặng Sarmat. Những gì còn lại là thủ tục hành chính", ông nói.
Những quả Sarmat đầu tiên sẽ biên chế cho "đơn vị tên lửa Uzhur", với tên đầy đủ là Sư đoàn Tên lửa Cờ đỏ số 62, đóng quân tại quận Uzhur thuộc tỉnh Krasnoyarsk, cách thủ đô Moskva khoảng 3.000 km về phía đông. Chúng sẽ được đặt trong hầm phóng của tên lửa R-36M2 Voyevoda đời cũ do Liên Xô phát triển, giúp tiết kiệm nguồn lực và thời gian triển khai.
Tên lửa Burevestnik là một trong 6 siêu vũ khí được Tổng thống Putin công bố trong thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018. Đây là những khí tài được kỳ vọng giúp Moskva duy trì vị thế siêu cường và cân bằng chiến lược với Washington.
Burevestnik sử dụng nguyên lý động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet), trong đó quả đạn nén luồng không khí nhờ tốc độ rất cao trong khi bay, đốt nóng nó bằng lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ bên trong và dùng luồng khí nóng này để tạo lực đẩy.
Lò phản ứng hạt nhân cung cấp nguồn năng lượng gần như vô tận cho tên lửa, giúp nó về lý thuyết có thể bay liên tục trên không trung trong nhiều năm nếu các hệ thống dẫn đường và thiết bị điện tử hoạt động ổn định.
Trong quá trình bay, tên lửa liên tục đổi hướng nhằm vòng tránh các hệ thống cảnh báo sớm và phòng không trên biển. Đây được coi là tính năng quan trọng, nhất là khi tên lửa có tầm bắn không giới hạn. Nó có thể bay vòng qua mọi tổ hợp phòng thủ và đánh trúng mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất.
Tình báo Mỹ cho biết Nga từng nhiều lần phóng thử tên lửa Burevestnik hồi cuối năm 2017 và đầu năm 2018, trong đó một lần thất bại do động cơ hạt nhân không kích hoạt, khiến quả đạn rơi xuống biển không lâu sau khi sử dụng hết nhiên liệu ở tầng đẩy sơ cấp.
Vũ Anh (Theo RIA Novosti)