Xsmb 90

GIỮ HỒN CHO PHỐTại sự kiện đón nhận danh hi c54

【c54】Những nghệ nhân cuối cùng: Người duy nhất làm đầu thiên cẩu ở phố Hội

GIỮ HỒN CHO PHỐ

Tại sự kiện đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội truyền thống,ữngnghệnhâncuốicùngNgườiduynhấtlàmđầuthiêncẩuởphốHộc54 tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết trung thu ở Hội An diễn ra vào ngày 27.9 năm nay, nghệ nhân Nguyễn Hưng (50 tuổi, trú thôn Trảng Kèo, xã Cẩm Hà, TP.Hội An) đã khiến người dân và du khách trầm trồ khi ông mang tới và hiến tặng một đầu thiên cẩu có kích thước "khủng" (cao chừng 1,2 m). Trưng bày cùng đầu thiên cẩu này là 4 đầu thiên cẩu khác có kích thước nhỏ hơn. Tất cả đều do ông Hưng cùng những người thân của mình chế tác ròng rã trong cả tháng trời.

Múa thiên cẩu là hình thức diễn xướng dân gian tương tự lân, sư, rồng thường thấy trong các dịp trung thu hay khai trương, đầu năm mới… Tuy đầu thiên cẩu có cách thức chế tác giống với đầu lân, nhưng về ngoại hình thì nó hoàn toàn khác biệt. "Có thể mô tả rằng, nếu đầu lân tròn thì đầu thiên cẩu hơi dẹt. Nếu nét mặt con lân có phần hiền từ, ngộ nghĩnh thì thiên cẩu lại thể hiện sự dữ dằn từ ánh mắt, đôi tai cho đến cái sừng cong vút trên đầu…", ông Hưng nói.

Những nghệ nhân cuối cùng: Người duy nhất làm đầu thiên cẩu ở phố Hội - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hưng chế tác đầu thiên cẩu “khủng” để tặng TP.Hội An

HOÀNG SƠN

Những chi tiết trên đầu thiên cẩu đều có gốc tích từ xa xưa. Theo tác giả Trần Văn An - Trương Hoàng Vinh (Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An), múa thiên cẩu là một loại múa linh vật lưu truyền ở Hội An. Về tên gọi, thiên cẩu có nghĩa là con chó nhà trời, được tô điểm thành một linh vật mang tính huyền thoại với những đặc điểm khác thường. Múa thiên cẩu, ngoài cầu mong những điều tốt lành, thì dường như còn ẩn hiện những dấu vết văn hóa xa xưa liên quan đến hoạt động nông nghiệp, liên quan đến trăng, mưa, hỏa hoạn, thời tiết, thời gian...

Nhiều tài liệu cho biết, trước những năm 50 thế kỷ trước, tại Hội An múa thiên cẩu chiếm vị trí độc tôn vì lân, sư chưa "du nhập". Theo lời kể của ông Nguyễn Hưng, từ nhỏ ông đã tự mày mò làm đầu thiên cẩu để vui Tết trung thu cùng chúng bạn. Mãi đến năm 1991 trở đi, ông Hưng không còn thấy thiên cẩu xuất hiện nữa. Nhớ da diết những đêm lang thang khắp phố Hội để xem thiên cẩu, ông đã nghiên cứu phục dựng đầu thiên cẩu bằng những kỹ thuật đã học được từ thầy mình. Năm 2001, ông hoàn thiện được quy trình chế tác và cho ra thị trường những đầu thiên cẩu đầu tiên.

ƯỚC VỌNG CỦA MỘT BẬC THẦY

Nhiều tài liệu ghi chép, múa thiên cẩu vào thời cực thịnh trong khoảng giai đoạn từ những năm 20 cho đến những năm 80 thế kỷ trước. Người biểu diễn thiên cẩu chủ yếu xuất phát từ những võ đường tại phố Hội bởi đòi hỏi phải thuần thục các bộ tấn cũng như tổng hợp các thế võ cổ truyền. Là một nghệ nhân có tay nghề điêu luyện không chỉ trong chế tác thiên cẩu mà cả đầu lân, sư, ông Nguyễn Hưng so sánh thiên cẩu khác với lân từ khung sườn cho cái đuôi, mang, sừng… "Dễ thấy nhất là đuôi. Thiên cẩu thường dài 5 m, cần 4 người múa thì lân chỉ dài 2 m và cần 2 người múa. Thần thái khác biệt nhất là mắt thiên cẩu nhìn trực diện như mắt người chứ không nhìn ra hai bên như lân. Mũi thiên cẩu to, bành hơn mũi lân…", ông Hưng phân tích.

Quy trình làm đầu thiên cẩu cơ bản có 4 bước: làm khung sườn, dán vải và đắp giấy, vẽ và sơn màu, đắp lông. Trong các công đoạn, khó nhất là uốn khung bằng tre để làm sao tạo nên sự dũng mãnh cho thiên cẩu. Quá trình chế tác, ông Hưng đã cải tiến và thay thế nhiều chất liệu để giảm độ nặng cho mỗi đầu thiên cẩu. Nếu trước đây, sau khi làm khung xong sẽ đến công đoạn đắp giấy bồi thì nay sẽ thay thế bằng lớp vải màn và dán lên một lớp giấy nhẹ hơn. "Khi giấy đã khô, thợ sẽ cho sơn phủ rồi đến công đoạn vẽ màu. Đây là khâu quan trọng không kém bởi nó sẽ quyết định thần thái thiên cẩu thế nào. Với 5 màu sơn xanh, đỏ, vàng, đen, trắng tượng trưng cho ngũ hành, nghệ nhân tùy vào "hoa tay" mà sẽ có những nét vẽ, họa tiết sao cho sinh động…", ông Hưng chia sẻ. Thế nhưng mỗi năm, ông cho ra lò hàng trăm đầu lân, kiếm thu nhập kha khá để nuôi sống gia đình, trong khi người đặt làm đầu thiên cẩu chỉ đếm trên đầu ngón tay.

"Nghề này không ai học nữa đâu, nhưng tôi may mắn có hai đứa con gái, hai con rể đã biết làm đầu lân, đầu thiên cẩu dù vẫn còn phải học rất nhiều. Mới đây, cả mấy đứa con đã thức khuya dậy sớm cùng tôi chế tác đầu thiên cẩu "khủng" để trưng bày và tặng cho ngành văn hóa TP.Hội An. Tiền bạc rồi cũng hết, chỉ còn lại chút tình của mình dành cho phố cổ, để khách thập phương đến có thêm cái để ngắm, để tìm hiểu Hội An vậy là vui rồi…", ông Hưng trải lòng. Có lẽ, hơn ai hết, ông Hưng mong mỏi hình thức diễn xướng dân gian này sẽ hồi sinh sau khi Tết trung thu Hội An được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. (còn tiếp)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap