Xsmb 90

Thảo Nguyên, 22 tuổi, nhận bằng tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa học, hôm 24/11. Nữ sinh nói mình không vn88

【vn88】Cô gái tốt nghiệp với điểm cao nhất Bách khoa TP HCM

Thảo Nguyên,ôgáitốtnghiệpvớiđiểmcaonhấtBávn88 22 tuổi, nhận bằng tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa học, hôm 24/11. Nữ sinh nói mình không lên kế hoạch để đạt loại xuất sắc từ đầu, vì như vậy sẽ khiến bản thân áp lực. Điều cô luôn hướng tới là hiểu những gì mình học.

"Em chỉ biết cố gắng hết sức", Nguyên chia sẻ.

Hồ Thảo Nguyên trong ảnh chụp kỷ yếu ở trường, tháng 11/2023. Ảnh: HCMUT

Hồ Thảo Nguyên trong ảnh chụp kỷ yếu ở trường, tháng 11/2023. Ảnh: HCMUT

Nguyên đến với Hóa học hồi lớp 8, khi được chọn tham gia đội tuyển học sinh giỏi của trường. Trong quá trình ôn luyện, nữ sinh dần yêu thích môn học này, say mê giải bài tập và làm thí nghiệm. Bài càng khó càng khiến Nguyên tò mò, nhiều hôm học đến tận khuya. Nguyên sau đó đạt giải nhất môn Hóa trong kỳ thi học sinh của TP HCM.

Dù vậy, ngày mới vào lớp 10 Hóa của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nguyên khá hoảng vì các môn hóa vô cơ, hữu cơ, hóa phân tích, hóa lý, lượng tử trong chương trình khó tương đương bậc đại học. Nhưng áp lực đó đã kích hoạt trạng thái "chinh chiến" trong nữ sinh, khiến Nguyên càng quyết tâm chinh phục. Nguyên không đi học thêm, tập trung nghe giảng trên lớp, hỏi thầy cô, bạn bè, đọc thêm sách và nghiên cứu tài liệu.

"Em học đến khi nào thấy đủ thì mới dừng lại", Nguyên chia sẻ.

Giành hai huy chương vàng môn Hóa trong kỳ thi Olympic 30/4 dành cho học sinh lớp 10, 11 ở các tỉnh phía nam và giải ba thi học sinh giỏi quốc gia, Nguyên được tuyển thẳng vào ngành Kỹ thuật Hóa học của trường Đại học Bách khoa TP HCM.

"Em thích tất cả mọi thứ thuộc về Hóa học, đặc biệt thích tổng hợp hữu cơ để điều chế ra các hợp chất. Tuy nhiên, chỉ học Hóa thôi là không đủ, em cần biết thêm về các kỹ thuật sử dụng", Nguyên nói về lý do chuyển hướng sang Kỹ thuật Hóa học.

Bước chân vào giảng đường, Thảo Nguyên đã xác định không được lơ là việc học tập. Trong hai năm đầu, nữ sinh dành nhiều thời gian cho môn Toán cao cấp, Đại số, Giải tích và hoàn thành các môn đại cương khác. Cuối năm thứ hai, cô bắt đầu tham gia nghiên cứu. Đề tài đầu tiên của Nguyên là nghiên cứu tổng hợp vật liệu zeolite dùng để chế tạo máy cảm biến đo nồng độ oxy trong phòng, mất hơn 9 tháng.

Nguyên nói tuy đã học Hóa nhiều năm, thời điểm này cô phải đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ hơn, cũng như làm quen với các loại máy móc, thiết bị mới. Ngoài làm theo hướng dẫn của giảng viên, cô phải tự mày mò sách của khóa trước, đọc nhiều bài báo nghiên cứu liên quan tới đề tài.

Cô cũng biết trong nghiên cứu khoa học, việc làm hỏng thí nghiệm nhiều lần có thể xảy ra nên luôn cố gắng duy trì tinh thần lạc quan.

"Yêu cầu quan trọng nhất của thí nghiệm này là phải tạo một phản ứng chuyển màu chất từ trắng sang vàng bằng tia UV. Nhưng chúng em làm mãi chất vẫn màu trắng. Sau hơn một tháng đổi tia, đổi bước sóng, chúng em cũng thành công", Nguyên nhớ lại. Cô đánh giá nghiên cứu không mới, nhưng chi phí sẽ rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm trên thị trường. Bài báo về nghiên cứu này được đăng tải trong tài liệu Hội nghị chuyên đề Khoa học và Kỹ thuật dành cho sinh viên quốc tế tại Đại học Bách khoa TP HCM.

Sang năm thứ tư, Nguyên cùng ba người bạn tham gia cuộc thi Bách khoa Innovation 2023 về nghiên cứu và khởi nghiệp, đạt giải ba với dự án làm băng vệ sinh từ sợi chuối.

Ý tưởng này xuất phát từ mong muốn giảm thiểu lượng phụ phẩm từ cây chuối khi Nguyên nghiên cứu về nhựa sinh học. Nguyên cho biết băng vệ sinh trên thị trường thường gồm hai loại: loại thông thường có thành phần chính là các nhựa khó phân hủy và loại hữu cơ có thể phân hủy nhưng thấm hút không tốt. Nghiên cứu của nhóm sẽ cho ra một loại bông hữu cơ thấm hút tốt, thân thiện với môi trường.

Sau 6 tháng, nữ sinh đánh giá khâu gia công là khó nhất. Một miếng băng vệ sinh tốt không chỉ đòi hỏi về chất bông thấm mà còn cần đảm bảo độ đàn hồi, co giãn, sự thoải mái.

"Hai bạn nam trong nhóm phải mua rất nhiều băng vệ sinh mang đến phòng thí nghiệm. Dù xác định từ đầu, chúng em vẫn hơi gượng, thỉnh thoảng cười phá lên khi làm", Nguyên nói, cho hay đây là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của nhóm.

Song song đó, Thảo Nguyên cũng bắt tay làm đề tài tốt nghiệp về phương pháp tổng hợp chất hữu cơ có cấu trúc benzothiazole dùng trong thuốc chữa đau xương khớp. Khác với các cách tổng hợp thông thường, phương pháp của Nguyên có lợi thế là không dùng dung môi và chất xúc tác, những kim loại nặng gây ô nhiễm.

Nguyên nói đề tài đang trong quá trình đánh giá lại, hy vọng công bố quốc tế vào cuối năm.

"Nghiên cứu khoa học là tìm ra những điểm mới, khắc phục hạn chế của những cái cũ. Chính tinh thần này cũng giúp em tự học, đọc để nâng cao sự hiểu biết", Thảo Nguyên nhìn nhận.

Không chỉ học và nghiên cứu, Nguyên tham gia nhiều hoạt động tình nguyện, các chương trình trao đổi ở nước ngoài, đạt 8.5 IELTS và giành giải ở nhiều cuộc thi hùng biện, nghiên cứu. Bí quyết của cô là luôn có kế hoạch cho mọi hoạt động để sắp xếp thời gian hợp lý. Nguyên cũng tự đánh giá, ít khi nào cô để bản thân rảnh rỗi.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ảnh: Nhân vật cung cấp

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng, giảng viên Đại học Bách khoa TP HCM, là người hướng dẫn nữ sinh trong cuộc thi Bách Khoa Innovation 2023, nói hiếm có học trò nào như Nguyên.

"Em ấy vừa có khả năng học, nghiên cứu tốt, vừa có các kỹ năng xã hội, giỏi ngoại ngữ. Nguyên vô cùng sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và xoay đề tài theo nhiều góc độ", cô Phụng nói.

Nguyên cho biết từng vấp phải nhiều hoài nghi về khả năng theo đuổi lâu dài môn Hóa học. Nhiều người thân phản đối vì cho rằng Hóa học là môn khô khan, không phù hợp với nữ giới.

"Nhưng mình đã thuyết phục được với niềm đam mê và những thành tích đã đạt được", Nguyên chia sẻ. Cô dự kiến học lên cao học ở nước ngoài vào mùa thu năm sau.

Doãn Hùng

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap